Theo báo cáo của VCCI thì chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến và có tới 40% sử dụng công nghệ đi sau các nước từ 2 – 3 thế hệ.
Tại “Hội thảo giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp năm 2017” vừa mới tổ chức gần đây, trong báo cáo trình bày dẫn số liệu từ VCCI cho biết, dù chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đang hoạt động lay lắt và luôn đối diện với nguy cơ phá sản
Thống kê cho thấy, trong năm 2015, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động lên tới gần 81.000 đơn vị, tăng 19% so với năm 2014. Chỉ tính riêng tháng 12, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động đã tăng tới 80,6%.
Theo phân tích, có 39% nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hoạch định tổ chức kém, 30% là do thiếu quan tâm khách hàng và 55% do doanh nghiệp thiếu sáng kiến. Mặt khác còn một vài vấn đề khác như khó tiếp cận vốn vay, hạn chế công nghệ, tồn kho lớn, năng lực tiếp cận chính sách, pháp luật, thông lệ quốc tế còn kém…
Báo cáo cũng cho biết 80% doanh nghiệp không biết đến các tác động của các Hiệp định thương mại song phương
Báo cáo của VCCI còn chỉ ra có tới 80% doanh nghiệp trong nước không biết đến và chưa có chuẩn bị gì về tác động của các Hiệp định thương mại song phương; 90% chưa sử dụng đến các công nghệ tiên tiến, 40% sử dụng công nghệ đi sau các nước từ 2 – 3 thế hệ.
Mặt khác, còn có rất nhiều rủi ro khác luôn đeo bám như rủi ro về nguồn nhân lực (chất lượng nhân sự kém; trình độ nhân sự không phù hợp, nhân sự không muốn làm việc); rủi ro chủ quan về tổ chức, hoạch định chiến lược, tài chính; rủi ro trong ký kết, thực hiện, thanh toán hợp đồng. Và đặc biệt là các rủi ro về pháp lý do không hiểu pháp luật, hiểu sai pháp luật, không tuân thủ pháp luật…. Tất cả điều này càng khiến doanh nghiệp Việt vốn yếu lại càng yếu trước các đối thủ mạnh.
Để ứng phó với các rủi ro này, các doanh nghiệp cần phải có ngay một bản đồ chiến lược. Trong đó, bao hàm đầy đủ các nội dung về các vấn đề vĩ mô – bối cảnh, triển vọng, rủi ro, lẫn vi mô – thông tin khách hàng, đối thủ, mục tiêu tài chính…
Song song đó, cần xây dựng những chiến lược cho từng bộ phận, lên phương án dự phòng nhân sự, dự phòng kế toán và tăng cường đào tạo nhân sự.
Tóm lại, các doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp ( phần mềm ERP ) vì đây là xu thế mới nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV. Làn sóng cách mạng công nghiệp đang ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể của các công ty trên toàn thế giới không chỉ tại Việt Nam.