Microfactory được nhiều người biết đến trong những năm trở lại đây, xuất hiện trong các nhà máy thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Với ưu điểm về quy trình sản xuất tự động hóa cao giúp microfactory tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu đầu vào và lực lượng lao động. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về microfactory.
Xu hướng mới Microfactory đang phổ biến trong ngành sản xuất thông minh
Theo Wikipedia, microfactory là việc thiết lập sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, với điểm nổi bật về năng lực sản xuất đa dạng, linh hoạt bởi chúng có tính tự động hóa cao, cùng với đó là sự tham gia của nền công nghệ phát triển. Cụm từ này cũng góp phần thúc đẩy việc tinh gọn các thiết bị và hệ thống sản xuất dựa vào kích thước sản phẩm. Nhờ đó doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động. Ngoài ra, vốn phục vụ cho sản xuất cũng được giảm thiểu tối đa.
Microfactory là việc thiết lập sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, với điểm nổi bật về năng lực sản xuất đa dạng, linh hoạt
Làn sóng về ứng dụng microfactory trong sản xuất ngày càng phổ biến trong những năm trở lại đây, được biết đến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.Nhiều doanh nghiệp startup nghiệp mới hình thành đã ứng dụng Microfactory, thách thức mô hình sản xuất truyền thống.
Điểm khác nhau giữa hai mô hình này là chiến lược bán hàng. Đối với mô hình truyền thống, các sản phẩm sẽ được sản xuất với số lượng lớn và cho ra thị trường thông qua các kênh phân phối, còn mô hình microfactory, sản phẩm sẽ được sản xuất sau khi có đơn hàng và xuất hàng sau khi đơn đặt hàng thành công, nhờ đó mà tạo ra sức hút lớn trên thị trường.
Điểm khác nhau giữa microfactory và mô hình sản xuất truyền thống là chiến lược bán hàng
Việc sản xuất hàng loạt của mô hình truyền thống khá quen thuộc trong ngành sản xuất. Với tỷ lệ sản phẩm lớn, sản xuất hàng loạt giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô bằng phân bổ chi phí hợp lý.
Mặc khác, khi xây dựng một nhà máy lớn cần có vốn đầu tư rất cao. Đồng thời, các nhà máy sản xuất hàng loạt này sẽ tạo ra số lượng hàng hóa lớn, đòi hỏi thị trường tiêu thu phải tương xứng để tiêu thụ hết khối lượng đã được sản xuất này. Điều này cần có hệ thống phân phối rộng khắp bao gồm cấc đơn vị lưu trữ, nhà phân phối và bán lẻ để cung cấp sản phẩm cho khách hàng tiềm năng.
Trong khi đó, microfactory dựa vào một cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ áp dụng các công nghệ tiên tiến tiếp cận gần nhất với khách hàng, hoạt động ví dụ như: Một cửa hàng bán lẻ, không sử dụng hình thức mạng lưới phân phối vừa tốn kém lại không có hiệu quả.
Đối với sản xuất hàng loạt, khi thay đổi bất kỳ trong thiết kế sản phẩm sẽ phát sinh chi phí đáng kể để có thể thay đổi về khuôn sản phẩm và dụng cụ.
Trong khi đó, microfactory rất linh hoạt và dễ thay đổi các thiết kế sản phẩm với khoản chi phí thấp. Microfactory là ứng dụng phù hợp cho sản xuất theo lô nhỏ với đa dạng các thiết kế, thông số kỹ thuật và hạ chế được nhiều rắc rối.
Một số lợi ích chính của mô hình này có thể kể đến là:
Microfactories được hiểu là các nhà máy đa năng, có tính tự động hóa cao, thực hiện các sản xuất tinh gọn và nâng cao tốc độ đổi mới nhờ phương pháp tích hợp một số chức năng, bao gồm nguồn lực và huy động vốn từ cộng đồng. Đây là một thiết lập tự động nhỏ, do các yếu tố cho phép thực hiện những thử nghiệm và lặp lại trên quy mô nhỏ không ảnh hưởng đến thời gian và chi phí. Trong khi đó, các cơ sở nhà máy truyền thống, khi tác động thời gian và chi phí sẽ lặp lại nhiều lần.
Microfactories là các nhà máy có quy mô nhỏ,có diện tích sàn nhỏ hơn so với các nhà máy truyền thống lớn khác. Vì thế, các nhà máy tiêu thụ ít về năng lượng và nhiên liệu. Nhờ đó lượng chất thải và khí thải ra môi trường cũng được giảm xuống đáng kể. Điều này, có ý nghĩa lớn đối với môi trường và chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, microfactories còn giúp cắt giảm chi phí lao động, do mô hình tự động hóa cao với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và robot.
Microfactories chỉ cần một nhóm nhỏ lực lượng lao động có chuyên môn cao để hoạt động và không sử dụng quá nhiều nguồn lực lao động như cách truyền thống. Bên cạnh sự nhanh nhẹn và khả năng tự động hóa cao, sự gắn kết của người lao động ở mô hình này cũng rất cao. Điều này thúc đẩy động lực làm việc của họ, là đòn bẩy để nâng cao năng suất lao động. Các nhân công trong nhà máy có quyền tự do thử những phương pháp mới đã được tiêu chuẩn hóa.
Microfactories giúp nâng cao năng suất lao động
Tùy chỉnh/cá nhân hóa sản phẩm hiện đang được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như: Sản xuất thông minh, không gian công nghiệp và thương mại. Xu hướng thúc đẩy các nhà sản xuất theo hướng sản xuất nhỏ nhằm đảm bảo cung cấp khả năng sản xuất hỗn hợp cao, khối lượng thấp, trong đó những sản phẩm sẽ được tùy chỉnh và sản xuất theo yêu cầu. Mức độ tùy chỉnh từ hàng loạt nhỏ theo xu hướng hiện tại đến cá nhân hóa, tại đây mỗi cá nhân có thể thiết kế sản phẩm thông qua trang web dành cho khách hàng.