Doanh nghiệp đã và đang sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận. Và Doanh nghiệp muốn được cấp một “ căn cước” cho hàng hoá của mình dễ dàng vào các siêu thị, xâm nhập vào thị trường khu vực và thị trường thế giới có yêu cầu cao về nguồn gốc sản phẩm, đồng thời góp phần bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Câu trả lời chính là mã vạch.
A .Mã số và mã vạch của hàng hóa:
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa.
Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần : mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Mã số của hàng hóa là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Mã số hàng hóa là "thẻ căn cước" của hàng hóa, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN lnternational) cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.
B .Lợi ích của việc áp dụng mã vạch trong sản xuất hàng hoá:
+ Góp phần bảo vệ thương hiệu thông qua nhãn mã vạch.
+ Kiểm soát tiến độ sản xuất một cách trực tuyến (ngay lập tức).
+ Tăng năng suất : nhanh chóng nhập, xuất kho tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng.
+ Tiết kiệm : sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán.
+ Chính xác : nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loại hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
+ Thuận tiện trong việc thực hiện các dịch vụ sau bán hàng : Chăm sóc khách hàng, giải quyết phàn nàn, bảo hành sản phẩm.
+ Góp phần phát hiện hàng giả, hàng nhái.
+ Việc sử dụng mã vạch cho sản phẩm còn góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm trong nhận thức của khách hàng v.v.
Sử dụng Mã vạch trong sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu trong nền sản xuất công nghiệp, nhất là đối với các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang trên con đường hội nhập quốc tế và xâm nhập thị trường Thế giới. Do vậy, Mã vạch đặc biệt cần thiết cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
C. Tối ưu trong quản lý dữ liệu sử dụng Barcode:
Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung - đo lường tự động quản lý nguồn lực (bằng mã vạch, thẻ nhựa) hoạt động trên mạng LAN/WAN/INTERNET, giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được đầy đủ thông tin về sản xuất một cách trực tuyến ONLINE (hay Real-time), qua đó hệ thống ra quyết định, điều hành sản xuất được nhanh chóng và chính xác.
* Tiếp nhận / Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường, thoả mãn các tiêu chuẩn của hệ thống JIT (Just In Time).
* Đảm bảo sản xuất liên tục.
* Nâng cao việc quản lý chất lượng sản phẩm.
* Quản lý chính xác lượng thành phẩm và thứ phẩm nhập kho.
* Truy vấn, thống kê, báo cáo nhanh chóng, tức thì, chính xác nguyên vật liệu, hàng tồn kho, hàng đã xuất kho theo chủng loại sản phẩm , theo lô hàng, theo khách hàng, theo kế hoạch sản xuất, theo thời gian .v.v. trong mọi thời điểm.
* Đơn giản việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm , truy cứu trách nhiệm chất lượng sản phẩm v.v.
* Chính xác 100%, nhanh chóng trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
* Hạn chế tối đa những lỗi do con người gây ra ở mức có thể.