Ngày nay, chuyển đổi số là một phần quan trọng trong chiến lược của doanhh nghiệp sản xuất. Trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển, thiết lập hệ thống hoạch định nguồn lực ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp, quản lý tối ưu hoạt động của các phòng ban. Mặc khác, việc tự xây dựng hệ thống ERP hay mua các phần mềm đóng gói là việc mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về “ Những ưu điểm - Hạn chế và Quy trình xây dựng hệ thống ERP.
Tự xây dựng hệ thống ERP Ưu Nhược điểm - Quy trình cụ thể
Doanh nghiệp được toàn quyền sở hữu ERP cũng như mã nguồn.
Doanh nghiệp có thể dễ dàng lấy thông tin gì và lưu trữ thông tin nằm ngoài việc triển khai xây dựng hệ thống ERP
Phù hợp với đặc thù theo từng lĩnh vực của doanh nghiệp
Toàn quyền xây dựng, chỉnh sửa khung cấu trúc ERP cùng các chức năng nằm trong hệ thống.
Tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Tốn một khoảng chi phí lớn để duy trì nguồn lực hỗ trợ, bảo trì hệ thống
Yêu cầu nhân viên có chuyên môn về CNTT, điều này dẫn đến việc phát sinh chi phí đầu vào tăng cao.
Sẽ tốn thêm khoảng phí khi chuyển sang công nghệ mới hơn.
Khi mở rộng hệ thống CNTT nội bộ sẽ tiêu tốn thêm nhiều thời gian hơn so với việc thuê đơn vị chuyên cung cấp giải pháp ERP.
Ưu điểm và hạn chế khi tự xây dựng hệ thống ERP
Trước khi thực hiệnthiết lập quy trình xây dựng hệ thống, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:
Ứng dụng ERP sẽ mang đến những cơ hội kinh doanh nào cho doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có thể tự xây dựng ERP hay cần sự hỗ trợ từ các bên chuyên môn?
Khi thiết lập các mục tiêu và thông số kỹ thuật cho hệ thống ERP, cần đãm bảo rằng doanh nghiệp sẽ được hợp lực bởi tất cả nhân sự trong công ty và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ. Việc này sẽ giúp dự án triển khai hệ thống ERP đạt được kết quả tốt hơn.
Khi ứng dụng phần mềm ERP, những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong việc phát triển ERP sẽ được giải quyết. Cân nhắc và tạo nên một bản thiết kế phác thảo sao cho phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
Trong bước 3, doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bước trong quá trình phát triển. Những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
Xây dựng Mô - đun: Liệt kê các mô-đun ERP dựa trên chức năng. Dựa vào các nhu cầu của doanh nghiệp, các mô-đun này sẽ gồm: Quản lý mua hàng, tài chính – kế toán, bán hàng, quản lý kho, quản lý sản xuất. Ngoài ra, có thể tích hợp với hệ thống CRM, HRM, cùng các lĩnh vực quản lý tài nguyên khác.
Nguồn lực cần thiết: Xây dựng quy mô của nhóm dự án và dự đoán các nguồn lực cần thiết.
Thời gian biểu triển khai: Thiết lập thời gian biểu ngay cả khi doanh nghiệp chưa xác định ngày triển khai hoặc bàn giao.
Quy trình tự xây dựng hệ thống ERP
Doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn công nghệ phù hợp để xây dựng một hệ thống hoạch định nguồn lực ERP tối ưu nhất. Những yếu tố mà các doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
Hosting: Xem xét hosting của ERP trên các máy chủ hoặc trên Cloud
Lựa chọn ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ phổ biến là JavaScript. Thông thường, JavaScript được dùng để lập trình front-end, và Node.js để lập trình back-end
Cơ sở dữ liệu: Để lưu trữ dữ liệu, hãy lựa chọn những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Khi lựa chọn hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ liên quan đến cách xây dựng hệ thống ERP và tổ chức dữ liệu. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ có nhu cầu về tính đồng nhất phù hợp với cơ sở dữ liệu quan hệ/SQL. Với những doanh nghiệp đòi hỏi cơ sở dữ liệu lớn hơn, có thể cân nhắc tệp JSON, NoSQL.
Thông thường, nhiều doanh nghiệp sử dụng những phần chuyên biệt để quản lý các hoạt động như: phần mềm kế toán – tài chính, phần mềm CRM, phần mềm quản lý kho, … Nhằm đồng bộ và thống nhất trong cùng một hệ thống, doanh nghiệp cần tích hợp hệ thống ERP với các hệ thống này. Vì thế, gửi những yêu cầu này với các nhà phát triển nội bộ của doanh nghiệp để đưa ra phương pháp tích hợp hiệu quả, hỗ trợ chuyển dữ liệu từ những hệ thống cũ sang hệ thống mới.
Khi hoàn thiện việc xây dựng hệ thống ERP, đây là bước được đưa vào thử nghiệm hệ thống. Doanh nghiệp nên chú ý những yếu tố dưới đây trong suốt quá trình thử nghiệm:
Kiểm tra hệ thống có đáp ứng yêu cầu về tích hợp, bảo mật và chức năng hay không.
Kiểm tra hệ thống có đáp ứng yêu cầu về tích hợp, bảo mật dữ liệu và chức năng không.
Thử nghiệm các quy trình bán hàng trên nhiều mô - đun khác nhau, việc này giúp bạn kiểm tra chức năng ERP. Xác định tính chính xác khi hệ thống trả kết quả về.
Áp dụng tại các bộ phận quan trọng để đánh giá các mô - đun và nhóm mô - đun. Cụ thể, bộ phận nhân sự có thể kết hợp các mô - đun được tạo ra nhằm xử lý bảng lương, quản lý nguồn lực và hồ sơ.
Kiểm tra bảo mật:Nên tích hợp ứng dụng tường lửa với kiểm tra bảo mật động (WAF). Việc này giúp doanh nghiệp theo dõi các lỗ hổng về bảo mật và thực hiện hành động thích hợp.
Hệ thống ERP phù hợp với từng đặc thù doanh nghiệp
ROSY sẽ đồng hành cùng khách hàng trong các hoạt dộng: Khảo sát quy trình và yêu cầu quản trị thực tế, nhờ đó doanh nghiệp dễ dàng đưa ra mục tiêu của dự án và những tư vấn về cải tiến quy trình kinh doanh, cùng với đó thiết kế giải pháp phần mềm ERP tốt nhất cho doanh nghiệp.
Giải pháp ERP được thiết kế theo đặc thù từng doanh nghiệp, ứng dụng được tri thức quản trị chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Đây là những kinh nghiệm được đúc kết sau nhiều năm triển khai ERP cho nhiều loại mô hình doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau.
So với phần mềm đóng gói khác, ERP ROSY được thiết kế phù hợp cho từng lĩnh vực của doanh nghiệp, có chi phí thấp, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với đó, doanh nghiệp không cần phải chi trả chi phí thuê IT chuyên môn cao để phát triển hệ thống.