Trang chủ Tin Công nghệ Tìm hiểu học thuyết XYZ là gì? Ứng dụng của học thuyết XYZ vào quản trị nhân sự

Tìm hiểu học thuyết XYZ là gì? Ứng dụng của học thuyết XYZ vào quản trị nhân sự

Học thuyết quản trị nhân lực của phương Đông nó đã được hình thành từ rất sớm như “Đức trị” của Khổng Tử hay là “Pháp trị” của Hàn Tử Phi. Bên cạnh đó thì học thuyết kinh điển của phương Tây cũng được đưa ra áp dụng, và đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Dưới đây ROSY sẽ cung cấp thêm một số thông tin kiến thức cho bạn về học thuyết XYZ, cũng như nêu rõ về cách ứng dụng các của 3 học thuyết này vào quản trị nhân sự như thế nào. Các bạn cùng theo dõi nhé!

hoc-thuyet-xyz

Ứng dụng của học thuyết XYZ vào quản trị nhân sự

Tổng quan về 3 học thuyết XYZ

Học thuyết X

Học thuyết X được hình thành từ năm 1960 được Douglas Mc Gregor sáng lập. Học thuyết X đưa ra giả thuyết có thiên hướng tiêu cực của con người:

• Con người từ khi sinh ra đã có xu hướng không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức, và thay vào đó họ tự cho mình là trung tâm.

• Bản tính thì lười biếng, không muốn làm nhiều việc.

• Không có chí tiến thủ, không dám chịu trách nhiệm, không chịu sự lãnh đạo từ người khác.

• Không có sự đổi mới, dễ bị lôi kéo, lừa đảo với những người có dã tâm.

hoc_thuy_xyz

Học thuyết X được coi là cách quản trị thiếu tình thương

Từ những nhược điểm trên, học thuyết X đã cung cấp những phương pháp lý luận truyền thống như sau:

• Quản lý nghiêm khắc bằng 1 cách là trừng phạt.

• Quản lý ôn hòa thì dựa trên sự khen thưởng.

• Quản lý nghiêm khắc và công bằng thì dựa trên sự trừng phạt và khen thưởng.

Ngoài ra, học thuyết X còn khái quát nên theo 3 quan điểm:

• Nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức liên quan các hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế dựa trên các yếu tố: con người, tiền, vật tư và thiết bị.

• Đối với nhân viên, họ cần được chỉ dẫn, kiểm tra và điều chỉnh hành vi để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.

• Sử dụng khen thưởng bằng các biện pháp như: thuyết phục, hoặc trừng phạt để tránh việc người lao động biểu hiện hoặc chống đối với tổ chức.

Về nội dung:

• Lý thuyết thì có phần máy móc, và mang thiên hướng tiêu cực về con người.

• Theo học thuyết, thì các nhà quản trị họ chỉ có 1 cái nhìn phiến diện về người lao động là người lao động có nhu cầu về tiền nhưng về bản chất lại không thích làm việc. Con người thường thích bị kiểm soát, càng kiểm soát chặt thì họ càng làm tốt công việc.

• Nếu làm tốt công việc thì khen thưởng, trừng phạt khi phạm lỗi.

Nhìn chung về thuyết X thì theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó lại đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ. Tuy rằng có những hạn chế ở trên nhưng chúng ta không thể đưa ra kết luận rằng học thuyết X sai hoàn toàn. Ở học thuyết này, có sự nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng cũng đưa ra được cách quản lý linh động và phù hợp với một số doanh nghiệp lớn, và trong doanh nghiệp lớn thì nhiều lĩnh vực đòi hỏi cần sự sáng tạo của nhân viên. Nhờ những điều thiếu sót của học thuyết X mà nó đã làm tiền đề cho ra đời những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn.

Học thuyết Y

Học thuyết này đồng thời cũng được Douglas Mc Gregor sáng lập vào năm 1960. Là 1 bản chỉnh sửa của học thuyết X nhưng với những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, và cụ thể như sau:

• Con người nói chung thì bẩm sinh không mang bản chất lười biếng.

• Con người luôn luôn có khả năng tiềm ẩn và vấn đề ở đây là làm sao khơi gợi được tiềm năng đó.

• Con người nếu có sự thỏa mãn của bản thân sẽ làm việc tốt hơn.

• Lao động trí óc hay lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi hay giải trí điều là hiện tượng của con người.

• Đe dọa và điều khiển đó không phải là biện pháp duy nhất để thúc đẩy con người hoàn thành mục tiêu.

Nội dung:

• Lý thuyết luôn linh động và có thiên hướng tích cực về hành vi của con người.

• Con người họ thích làm chủ và tự định hướng.

• Họ sẽ gắn liền với nhóm nếu như họ được thỏa mãn về cá nhân.

• Bản chất của con người đó là thích làm việc và không trốn tránh sự việc khi có thể.

• Tài năng luôn luôn tiềm ẩn, phải biết khơi dậy đó là vấn đề.

• Con người muốn gánh vác trách nhiệm, và có thể học cách gánh vác trách nhiệm.

• Họ luôn luôn không thích bị kiểm soát, và nếu bị kiểm soát thì sẽ không làm tốt công việc.

• Không đánh giá cao, hoặc không đề cập nhiều về việc trừng phạt khi họ không làm việc.

Học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ chỉ đúng được bản chất của con người. Tuy nhiên học thuyết này cũng có những mặt hạn chế như là việc tuân theo học thuyết Y thì có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý. Chính vì vậy, học thuyết Y thì chỉ có thể phát huy tốt trong tổ chức có trình độ phát triển cao, có sự sáng tạo như các tập đoàn kinh tế lớn như: Unilever, P&G,…

hoc_thuyet_xyz

Học thuyết Y là bản chỉnh sửa của học thuyết X với giả thiết tích cực hơn

Học thuyết Z

Học thuyết Z đã được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước do tiến sĩ W.Ouchi sáng lập ra, và được xây dựng dựa trên cả lý luận và thực tiễn.

Nội dung:

• Nhân viên sẽ đưa ra những lời đề nghị của họ và sau đó cấp trên mới đưa quyết định.

• Chế độ làm việc lâu dài để nhân viên có sự an tâm và có động lực, tinh thần trách nhiệm trong công việc, và khuyến khích các nhân viên của mình đưa ra những phương án đề nghị.

• Doanh nghiệp cần giữ thể diện cho người lao động.

• Quan tâm đến các vấn đề của người lao động, thậm chí là quan tâm kể cả gia đình của họ.

• Nên chú ý về khâu đào tạo, phát triển năng lực của nhân viên.

• Nhận xét, đánh giá, đề bạt nhân viên phải toàn diện, thận trọng.

• Làm cho công việc luôn hấp dẫn và thu hút công nhân vào làm việc.

Thuyết này có nhược điểm đó là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên nhưng nó lại đưa ra các phương pháp có hiệu quả và dẫn đến sự thành công cho công ty. Và nó trở thành học thuyết quản trị nhân sự được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

hoc_thuyet_xyz

Vậy ứng dụng 3 học thuyết XYZ trong công ty như thế nào?

Quản lý nhân sự ứng dụng học thuyết XYZ như thế nào

Học thuyết X

Khi áp dụng học thuyết này vào quản lý nhân sự thì vẫn đúng trong nhiều trường hợp nhưng nó có phần cứng nhắc và có những hạn chế bởi:

• Môi trường làm việc chưa được chú trọng đối với nhu cầu của nhân viên.

• Người lao động tuy rằng thích hưởng thụ nhưng nếu khi có mục tiêu họ sẽ cống hiến hết mình.

• Nếu họ nhìn ra vấn đề thì sự đổi mới sẽ có tác dụng.

• Quản lý phải tạo cho người lao động nhìn nhận được những lợi ích họ sẽ có khi họ làm việc tích cực và chăm chỉ.

Học thuyết Y

Nếu áp dụng quản lý nhân sự của doanh nghiệp cho học thuyết này sẽ:

• Khuyến khích các tập thể nhân viên tự điều khiển và thực hiện mục tiêu mà họ đang làm và cho họ tự đánh giá thành tích của mình.

• Người quản trị doanh nghiệp và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau.

• Thực hiện các nguyên tắc thống nhất mục tiêu giữa các tổ chức và cá nhân.

• Mặt khác, cũng giống như học thuyết X, học thuyết Y thi không tuyệt đối, nếu 2 thuyết này được kết hợp thì sẽ hoàn hảo hơn.

Học thuyết Z

• Được nhiều công ty ở Nhật đưa vào ứng dụng thực tế và đã đưa nước Nhật trở thành cường quốc thế giới, vượt qua các nước Âu Mỹ.

• Các công ty Âu Mỹ sau đó đã nhìn nhận lại các vấn đề về học thuyết này tìm cách ứng dụng để cạnh tranh lại với các công ty Nhật.

• Bên cạnh đó, thì cũng có những điểm yếu như tạo ra sức ỳ lớn trong các công ty ở Nhật.

Từ học thuyết X – học thuyết Z, thì đó là một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học mà nó cụ thể là quản trị nhân lực. Nó thể hiện sự ước muốn của con người đó là đạt tới trình độ quản lý nhân sự ưu việt và mong muốn đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho cả xã hội.

Trên đây là sơ lược về 3 học thuyết XYZ giúp ta hiểu hơn về tri thức quản trị nhân sự. Mỗi một học thuyết đều có những cái hay, và cái thiếu sót riêng. Tuy nhiên, quản trị nhân lực là cả một nghệ thuật, nhà quản trị cần phải biết cách áp dụng hoặc kết hợp các học thuyết một cách linh hoạt và sáng tạo. Hy vọng những chia sẻ về 3 học thuyết trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Cám ơn các bạn đã theo dõi!