Đều là những phần mềm quản lý phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều người, thậm chí ban lãnh đạo doanh nghiệp nhầm lẫn giữa ERP và DMS. Vậy hai nền tảng này có điểm gì khác biệt? Doanh nghiệp nên áp dụng ERP hay DMS và việc kết hợp DMS và ERP mang lại lợi ích gì? Cùng ERP ROSY tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
ERP hay DMS không còn là giải pháp quá xa lạ với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong mảng phân phối. Hiểu một cách đơn giản:
Cả ERP và DMS đều là phần mềm cung cấp giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp thay đổi toàn bộ phương thức làm việc truyền thống sang các giải pháp công nghệ chuyên sâu, hay còn gọi là “số hóa” toàn diện.
Về điểm chung thì hai phần mềm này xuất hiện một số nhóm chức năng tương đồng (chỉ xuất hiện trong những doanh nghiệp sản xuất & phân phối) có thể kể đến như:
DMS | ERP | |
Đối tượng áp dụng |
Áp dụng đối với các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất, phân phối. | Tất cả ngành nghề, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai. |
Mục đích | Hướng đến hiện đai hóa phương thức quản trị kênh phân phối. | Tập trung kết nối các phòng ban, quản trị tổng thể doanh nghiệp. |
Đối tượng quản lý | Kết nối các thành viên trên kênh phân phối từ Nhà sản xuất - Nhà phân phối - Đại lý/Điểm bán | Quản lý toàn bộ các phòng ban - bộ máy doanh nghiệp |
Quy mô triển khai | Thời gian triển khai ngắn hơn ERP, quy mô nhỏ hơn. | Thời gian triển khai lâu hơn do quy mô phức tạp liên kết nhiều phòng ban. |
Tính năng của phần mềm |
|
|
Không một giải pháp nào đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của doanh nghiệp – đó là điều có thể khẳng định, DMS không thể thay thế được vai trò của ERP và ngược lại ERP không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề trên kênh phân phối. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp 2 phần mềm này cùng lúc để quản lý toàn diện trên một hệ thống duy nhất.
Sự kết hợp giữa phần mềm ERP và DMS mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp: