Hệ thống phần mềm ERP trong Doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò khá quan trọng. Vì hệ thống không những chuẩn hóa về quy trình hoạt động, rút ngắn thời gian sản xuất, mà còn hỗ trợ công tác tính toán, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, còn kiểm soát và hạn chế được tỉ lệ sản phẩm lỗi, kết nối thông tin nhanh chóng và chặt chẽ giữa các phòng ban trong cùng hệ thống.
Do đó, ngay từ những bước đầu triển khai giải pháp phần mềm ERP phải hết sức thận trọng. Sau đây là một số lưu ý để duy trì và phát huy tối đa lợi ích của phần mềm ERP trong các Doanh nghiệp sản xuất.
Xác định rõ mục tiêu của việc áp dụng Phần mềm.
Việc xác định được mục tiêu của việc triển khai, áp dụng Giải pháp phần mềm ERP trong quá trình hoạt động là vô cùng cần thiết. Dù thời điểm triển khai có khác nhau nhưng các Doanh nghiệp sản xuất đều có chung mục tiêu là nâng cao năng suất lao động, hướng tới hoàn thiện và chuyên nghiệp cho bộ máy hoạt động.
Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cho người sử dụng.
Tất cả các Doanh nghiệp sản xuất khi mới triển khai phần mềm ERP, thì đều gặp phải những thay đổi. Thay đổi từ tư duy làm việc truyền thống, xử lý công việc thủ công, sang cơ chế công nghệ mới. Để việc sử dụng, thao tác trên hệ thống phần mềm được linh hoạt, yêu cầu người sử dụng phải hiểu rõ, nắm chắc nghiệp vụ và được đào tạo để nâng cao trình độ công nghệ.
Tham gia của Ban lãnh đạo cấp cao
Người đứng đầu bao giờ cũng có những đánh giá và lựa chọn đúng đắn, hợp lý và phù hợp nhất cho Doanh nghiệp mình. Thiếu sự quan tâm hỗ trợ từ quản lý cấp cao sẽ dẫn đến sự thất vọng và chán nản ở nơi làm việc. Mặt khác, nó sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong hoạt động và đưa đến những quyết định không hiệu quả. Do đó, để đảm bảo rằng các quản lý cao cấp sẽ luôn hỗ trợ việc chuyển đổi hệ thống là một cách để quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo hiệu quả sản xuất của đơn vị.
Mối quan hệ mật thiết giữa Doanh nghiệp và Nhà cung cấp
Giữa Doanh nghiệp và nhà cung cấp cần có sự kết nối, trao đổi để thấu hiểu các vấn đề liên quan tới dự án triển khai phần mềm ERP. Từ đó đưa ra được kế hoạch phù hợp với yêu cầu đặc thù của đơn vị. Sự tương tác giữa 2 bên càng nhiều thì các vấn đề gặp phải trong quá trình triển khai càng được giải quyết nhanh chóng và triệt để. Hiệu quả ứng dụng phần mềm ERP trong Doanh nghiệp khi đó được tăng lên rất nhiều.