Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp chỉ với 7 bước lập kế hoạch
7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả
Kế hoạch Marketing được hiểu là một bản kế hoạch bao gồm tất cả nội dung và phạm vi hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Chủ yếu gồm các nội dung bao gồm như: Mục tiêu của doanh nghiệp, nhiệm vụ của doanh nghiệp, hay sản phẩm là gì, phân tích tình huống, cơ hội, ngân sách phát triển, thị trường và mục tiêu, thời gian thực hiện như thế nào.
Một bản kế hoạch Marketing đó chính là cơ sở để giúp doanh nghiệp phát triển cho các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng đến nhu cầu của thị trường, cũng như mục tiêu, thu hút khách hàng nhất đối với đối thủ cạnh tranh.
Marketing Plan là gì?
Có 3 lý do để doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, hấp dẫn cho chiến lược Marketing của mình:
Và để xây dựng được một bản kế hoạch Marketing hấp dẫn, hiệu quả và hoàn chỉnh thì doanh nghiệp cần: Phân tích nhu cầu của thị trường, khách hàng, thấu hiểu những vấn đề mà khách hàng đang quan tâm và quan trọng là phải xác định được Customer Insight như thế nào.
Marketing Plan sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định được cụ thể và rõ ràng mục tiêu Marketing của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở trong tư thế không biết mục tiêu của mình là gì thì sẽ rất khó để có thể xác định được đích đến và cái kết quả bạn cần phải đạt được. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing bạn cần xác định được mục tiêu cụ thể thống nhất và rõ ràng cho mục tiêu của mình.
Khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu của mình, thì họ cần biết được để đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần phải làm những gì.
Với một bản kế hoạch Marketing chỉnh chu sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt các công việc cần thiết của doanh nghiệp. Và từ đó thì các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ triển khai tập trung hơn vào những công việc quan trọng để nâng cao tiến độ hoàn thành mục tiêu giúp năng suất lao động và hiệu quả làm việc tăng lên.
Có kế hoạch Marketing sẽ giúp có mục tiêu rõ ràng
Doanh nghiệp muốn xác định được đích đến và điều cần đạt được của doanh nghiệp thì đầu tiên doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu. Cần phải nêu rõ được mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của doanh nghiệp một cách cụ thể trong bản kế hoạch Marketing.
Doanh nghiệp cần sử dụng mô hình SMART với mục đích xác định mục tiêu:
Mô hình SMART
• S – Specific: dễ hiểu, cụ thể.
• M – Measurable: Đo lường được.
• A – Attainable: Mục tiêu cần thực hiện được.
• R – Relevant: Tính áp dụng thực tế.
• T – Time Bound: Thời gian để giới hạn để hoàn thành.
Doanh nghiệp áp dụng mô hình này sẽ xác định được mục tiêu, nhận ra những cái được và mất, sau đó hoàn chỉnh chiến lược Marketing.
Doanh nghiệp cần phân tích Customer Insight thật kỹ lưỡng, để xây dựng kế hoạch Marketing được hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp phân tích được Customer Insight hiệu quả thì có thể nhắm đúng nhu cầu của khách hàng và thu hút được khách hàng. Thông qua đó, có thể triển khai các hoạt động của doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, các chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SWOT để liệt kê, phân tích:
• Strengths (chỉ ra Điểm mạnh).
• Weaknesses (chỉ ra Điểm yếu).
• Opportunities (chỉ ra Cơ hội).
• Threats (chỉ ra Thách thức).
Thông qua áp dụng mô hình SWOT, thì doanh nghiệp còn có thể hiểu thêm điểm mạnh, điểm yếu của mình sau đó so sánh với đối thủ để tìm ra lợi thế cạnh tranh là gì.
Có 4 chiến lược Marketing cho doanh nghiệp hiệu quả như sau:
• Thứ nhất: Chiến lược Marketing Plan khác biệt hóa sản phẩm.
• Thứ hai: Chiến lược Marketing Plan theo chu kỳ sản xuất sản phẩm.
• Thứ ba: Chiến lược Marketing Plan định vị.
• Thứ tư: Chiến lược Marketing Plan xu hướng dẫn đầu thị trường.
KPI đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kế hoạch Marketing
KPI Marketing đóng một vai trò rất quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của Marketing Plan. Cũng như hiểu được về chiến dịch quảng cáo nào cần tối ưu hay kênh nào hoạt động có hiệu quả nhất.
Tổng hợp KPI cơ bản với 14 chỉ số đo lường:
• Lead: cần có bao nhiêu khách hàng tiềm năng.
• Qualified Lead: Khách hàng tiềm năng là bao nhiêu.
• Cost per Lead: 1 khách hàng tiềm năng doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu.
• Cost per Conversion: chuyển đổi thì chi phí bao nhiêu.
• Website Traffic: Website có số lượng truy cập là bao nhiêu.
• Average Session Duration: Trung bình trong thời lượng phiên.
• Bounce Rate: trung bình tỷ lệ thoát.
• Organic Traffic: Lượng người tiếp cận, truy cập tự nhiên.
• Google PageRank: Trang đang đứng thứ hàng bao nhiêu.
• Thứ hạng của các từ khóa.
• Số lượng đang đi Backlink.
• Khách hàng tiềm năng.
• Click-through-rate.
• Chỉ số ROI chiến lược quảng cáo.
Việc ngân sách Marketing bao gồm những phần chính là gì:
• Thứ nhất: Các chi phí chi cho chiến dịch đang chạy.
• Thứ hai: Chi phí chi cho công cụ, hoặc phần mềm.
• Thứ ba: Chi phí chi cho việc đào tạo.
• Thứ tư: Kinh phí ành cho việc thanh toán cho đội ngũ Marketing.
Doanh nghiệp xây dựng lên một kế hoạch, bằng hành động cụ thể.
Để có kế hoạch thành công, doanh nghiệp hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để xây dựng kế hoạch:
• Ai sẽ là người đứng ra đảm đương từng đầu công việc đó?
• Chiến lược Marketing cần triển khai như thế nào?
• Thời gian bao lâu thì hoàn thành?
• Marketing Plan sẽ có chi phí là bao nhiêu?
• Kết quả của kế hoạch đạt được là gì?
Kế hoạch Marketing thông thường tập trung vào xác định thị trường cùng phương thức đáp ứng của khách hàng. Chính vì vậy, cần có sự đồng lòng của các ban quản lý.
Chiến lược là việc doanh nghiệp xác định mục tiêu dài hạn và cách để đạt được mục tiêu đó. Chiến thuật thì lại được định hướng một cách cụ thể hơn và nằm trong khoảng thời gian nào đó.
Yếu tố nhân lực cũng chính là bước đầu dẫn đến một nửa thành công của kế hoạch. Giả sử như khi lập kế hoạch Marketing với mục tiêu chính là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng nhân sự lại không có khả năng để giao tiếp, thuyết phục khách hàng thì sẽ rất khó để thành công.
Bên cạnh đó Marketing Plan thành công hay không cũng phụ thuộc khá lớn ở vấn đề tài chính.
Khách hàng sẽ liên tục thay đổi theo xu hướng, mùa,… Do đó kế hoạch cần phát triển đúng hướng, nhanh nhạy để nắm bắt thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nếu bạn đưa ra kỳ vọng không thực tế trong kế hoạch thì sự thật trả lại chính là sự thất bại. Và ảnh hưởng, cũng như lãng phí tài chính và nhân lực.
Các nguồn lực và quy trình đều được tập trung vào một điểm, khi đó việc hoàn thành sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn giải quyết thêm những mục tiêu khác cùng lúc, thì nên tạo những kế hoạch khác nhau cho từng mục tiêu.
Hy vọng với bài viết này của ROSY sẽ giúp các bạn sẽ xây dựng được bản kế hoạch Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của bạn cũng như định hướng cho doanh nghiệp bạn. ROSY chúc bạn thành công!