Ngày nay, thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ tạo nên những thay đổi lớn trong mọi ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp. Một trong những công nghệ tạo nên tiếng vang lớn của công nghiệp hiện đại là Digital Twin. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc Digital Twin là gì? Ứng dụng Digital Twin vào doanh nghiệp như thế nào?
Digital Twin là gì? Ứng dụng của Digital Twin trong nền công nghiệp 4.0
Digital Twin là bản sao Kỹ Thuật Số hay được hiểu là bản sao của các thực thể vật lý như công cụ, thiết bị, con người, quy trình hoặc hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định theo mô hình. Mặc khác, Digital Twin là một chương trình máy tính thu thập dữ liệu trong thế giới thực về một đối tượng hoặc hệ thống vật lý làm đầu vào và tạo ra các mô phỏng đầu ra về hệ thống vật lý và những hệ thống đó sẽ bị ảnh hưởng bởi đầu vào.
Digital Twin đang thay đổi quy trình thực hiện công việc trong các ngành công nghiệp. Khi ứng dụng công nghệ đó có thể giúp các doanh nghiệp áp dụng vào quy trình làm việc của họ.
Digital Twin là gì?
Digital Twin có thể tiếp nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến giúp thu thập các dữ liệu trong thế giới thực. Những thiết bị vật lý này sẽ được trang bị một hệ thống cảm biến nhằm kiểm tra các thông số hoạt động, tình trạng vận hành, vị trí, và các yếu tố khác. Các cảm biến này được liên kết với nền tảng đám mây, nơi tập trung thu thập dữ liệu, lưu trữ, xử lý, và phân tích.
Sau khi các dữ liệu vận hành được phân tích với các trường hợp giả định khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Những khám phá quan trọng trong môi trường ảo hóa này giúp quá trình thực tế diễn ra nhanh hơn và hạn chế thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Mô hình hoạt động của Digital Twin
Các phần mềm CAD (Computer-aided design) được nhiều người biết đến dùng để thiết kế ra các sản phẩm vật lý, các layout và hệ thống vận hành nhiều nhà máy. Nói chung, đây là phần mềm cho phép tạo ra các bề mặt; Những đường viền 3D xác định hình dạng, dựa vào đó các kỹ sư bắt đầu thực hiện xây dựng hệ thống thực.
Digital Twin cho phép người dùng mô phỏng và thao tác toàn bộ các chức năng trên mà không phải xây dựng hệ thống thực. Để có được điều này là nhờ khả năng liên kết: Giữa thời gian thực, thực thể vật lý và thế giới số của bản sinh đôi kỹ thuật số. Những thay thế này đem đến các mô hình mạnh mẽ, thực tế hơn, và các đo lường tổng thể về các rủi ro không dự đoán được.
Digital Twin cho phép nhà vận hành trải nghiệm nhiều phương án sắp xếp dây chuyền sản xuất đa dạng để giải quyết các điểm chưa thông trong quy trình, tối ưu quá trình sắp xếp và bố trí thiết bị.
Digital Twin cho phép người dùng mô phỏng quá trình tương tác của nhân viên với tất cả dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ hỗ trợ người quản lý vận hành trải nghiệm nhiều phương án giải quyết những vấn đề khác nhau cũng như đưa ra chiến lược cải tiến quy trình, mà không cần phải thử nghiệm thẳng trên môi trường thực tế để có kết quả. Cùng với đó, tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất từ thiết kế, sản xuất, vận hành, đều được hệ thống thể hiện trực quan, vì thế mà việc cải thiện hay thay đổi đều diễn ra dễ dàng và hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.
Công nghệ Digital Twin cho phép doanh nghiệp xây dựng hệ thống cửa hàng, vận hành và phát triển showroom trưng bày sản phẩm, tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới trên không gian số. Từ đó, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận nhiều tệp khách hàng mục tiêu không chỉ ở phạm vi Việt Nam mà trên toàn thế giới. Lợi ích tiếp theo khi ứng dụng chính là tăng cường nhận diện thương hiệu, khả năng tiếp cận khách hàng cũng được nâng cao, mở rộng quy mô hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Lợi ích của Digital Twin đối với nền công nghiệp 4.0
Với những kiến thức bổ ích trên, hy vọng người đọc sẽ hiểu được Digital Twin là gì? Ứng dụng của chúng trong thực tế ra sao? Từ đó, ứng dụng trở thành trợ thủ đắc lực, góp phần phát triển cho nhiều doanh nghiệp.