Chiến lược Marketing được lên kế hoạch xây dựng và triển khai thì hiệu quả sẽ mang thành công đáng kể cho doanh nghiệp. Sự thành công này tác động đến doanh thu, tác động đến thị trường, cũng như định vị của thương hiệu trên thị trường.
Các bước xây dựng chiến lược Marketing
Mục tiêu của doanh nghiệp
Để xác định được mục tiêu đúng hướng và đầy đủ, trước hết doanh nghiệp cần có những nghiên cứu và phân tích cụ thể về thị trường, doanh nghiệp, khách hàng và để có thể xác định đầy đủ các chiến lược mục tiêu marketing cụ thể. Nhìn chung, thì các yếu tố sau đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp xác định dễ dàng hơn về mục tiêu tiếp thị:
Xác định phân khúc khách hàng
Nghiên cứu thị trường nó là một bước khá rộng và đòi hỏi cần phải thực hiện các cuộc tìm kiếm, nghiên cứu 1 cách toàn diện, khảo sát rộng rãi, chuyên sâu.
Doanh nghiệp có thể tận dụng vào các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu thị trường được hiệu quả và xác định phân khúc khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
Qua đó, dựa trên dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu thị trường, bạn có thể phác họa những hình dung ban đầu cho các phân khúc về nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp, thương hiệu sẽ hướng đến.
Xác định mục tiêu, khách hàng
Từ các hình dung tổng thể về khách hàng mục tiêu, thì bước tiếp theo bạn có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (hay còn được gọi là ma trận DPM) để xác định rõ hơn về các đặc điểm chi tiết của những đối tượng khách hàng mục tiêu.
Chọn chiến lược Marketing phù hợp
Đây chính là bước quan trọng nó góp phần xây dựng nên một chiến lược tiếp thị toàn diện và nó mang lại hiệu quả tối ưu. Bước đầu tiên cần thực hiện đó là lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp về vấn đề sau:
Bước tiếp theo đó là triển khai đầy đủ các kế hoạch để chuẩn bị cho chiến lược và hoàn thiện các chiến lược marketing:
Triển khai công việc trong kế hoạch
Sau khi phần kế hoạch đã hoàn thiện, bước tiếp theo chính là bắt tay vào triển khai và thực thi. Doanh nghiệp và thương hiệu cần phải cân nhắc đến thứ tự ưu tiên các công việc, các nhiệm vụ để có thể đem lại hiệu quả 1 cách tối ưu nhất.
Doanh nghiệp cần phải chia nhỏ mục tiêu chung của các chiến lược thành các mục tiêu nhỏ để dễ dàng triển khai và để việc giám sát được hiệu quả.
Đánh giá kết quả, theo dõi và phân tích
Để thực hiện bước này được hiệu quả, thì doanh nghiệp cần phải xây dựng các chỉ số, quy chuẩn để thực hiện việc đánh giá, đo lường được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc này nó cũng sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thực hiện các giải pháp, các hành động xử lý kịp thời khi có những rủi ro và gặp những vấn đề không nằm trong kế hoạch xảy ra.
Trên đây là tất cả các bước xây dựng chiến lược bạn cần nắm rõ để triển khai hiệu quả và mang lại thành công cho doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp của bạn phát triển, bền vững.