Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, phần mềm ERP đã trở thành một yếu tố then chốt đối với sự phát triển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ERP giúp tổ chức tích hợp các quy trình và thông tin từ các bộ phận khác nhau, giúp cải thiện quản lý và ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng đồng nghĩa với việc tăng cường nguy cơ bảo mật, khiến cho việc bảo vệ dữ liệu quan trọng trở nên cấp thiết.
Bài viết sẽ tập trung vào các biện pháp đánh giá rủi ro, xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu, giám sát hệ thống, cập nhật và xu hướng mới trong lĩnh vực bảo mật ERP, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả và bền vững trong môi trường kỹ thuật số ngày nay.
ERP là một hệ thống phức tạp, xử lý và lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp bao gồm các thông tin về tài chính, sản xuất, nội bộ,... Mỗi ngày hệ thống có hàng ngàn lượt truy cập khác nhau từ người dùng, quản trị viên CSDL với sự phân quyền chằng chịt, do đó doanh nghiệp sẽ rất khó kiểm soát hệ thống, nguy cơ bị xâm nhập từ bên ngoài hoặc rò rỉ dữ liệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Một số nguyên nhân phổ biến gây rò rỉ dữ liệu trong hệ thống ERP:
Nội bộ doanh nghiệp có thể là nguồn gốc của rò rỉ dữ liệu, thông qua việc lạm dụng quyền truy cập hoặc sơ suất trong việc bảo vệ thông tin.
Hacker và tin tặc có thể tấn công hệ thống ERP để truy cập trái phép vào dữ liệu của doanh nghiệp.
Lỗ hổng bảo mật trong phần mềm ERP có thể gây ảnh hưởng, gián đoạn tới hệ thống đang hoạt động.
Việc sử dụng thiết bị không an toàn hoặc mất cắp thiết bị có thể dẫn đến rò rỉ dữ liệu từ hệ thống ERP.
Đầu tiên, cần phải xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng và nhạy cảm cần được bảo vệ, như thông tin khách hàng, thông tin tài chính, hay thông tin quản lý. Điều này giúp tập trung các biện pháp bảo mật vào những điểm chính và quan trọng nhất của hệ thống.
Việc thiết lập các công cụ giám sát và theo dõi các truy xuất dữ liệu là rất quan trọng để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động không đáng tin cậy. Các hệ thống giám sát có thể cảnh báo khi có hoạt động đáng ngờ hoặc truy xuất từ các nguồn không xác định.
Bằng cách sử dụng các giải pháp phát hiện xâm nhập (IDS), hệ thống có thể tự động phát hiện và ngăn chặn các truy xuất không được ủy quyền hoặc bất thường từ bên ngoài hoặc bên trong mạng. Các biện pháp này giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và bảo vệ dữ liệu khỏi rò rỉ.
Quản lý quyền truy cập cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt để đảm bảo rằng chỉ những người có quyền truy cập cần thiết mới có thể truy cập vào dữ liệu nhạy cảm. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ từ các tài khoản không được ủy quyền.
Mã hóa dữ liệu là một biện pháp bảo mật cơ bản nhưng hiệu quả để bảo vệ dữ liệu khi nó được lưu trữ hoặc truyền đi qua mạng. Việc sử dụng mã hóa đảm bảo rằng dữ liệu chỉ có thể được đọc và giải mã bởi những người có quyền truy cập.
Để hạn chế rủi ro bảo mật khi vận hành hệ thống ERP, các doanh nghiệp cần lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng trước, trong và sau khi triển khai. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Tìm hiểu về uy tín và kinh nghiệm của nhà cung cấp ERP trong ngành. Điều này bao gồm việc kiểm tra các dự án triển khai trước đây của họ, đánh giá từ khách hàng hiện tại và xem xét về mức độ hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng mà họ cung cấp.
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín với hệ thống phần mềm có độ bảo mật cao, khả năng tùy chỉnh mở rộng theo yêu cầu và hơn hết có hỗ trợ bảo hành, bảo trì trong những trường hợp khẩn cấp sẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.
Cung cấp đào tạo về an ninh thông tin cho nhân viên, giúp họ nhận biết và phản ứng đúng cách khi gặp phải các tình huống bảo mật. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu về các biện pháp bảo mật cơ bản như mật khẩu an toàn, không chia sẻ thông tin đăng nhập, và cách xử lý email hoặc tập tin đính kèm có vấn đề.
Thường xuyên cập nhật phần mềm và bảo mật hệ thống ERP để bảo vệ chống lại các lỗ hổng bảo mật mới. Ngoài ra, triển khai các giải pháp bảo mật như tường lửa, phần mềm diệt virus và mã hóa dữ liệu để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Thực hiện kiểm tra và đánh giá bảo mật hệ thống ERP thường xuyên để xác định các lỗ hổng và điểm yếu. Dựa trên kết quả, áp dụng biện pháp cải thiện và nâng cấp để nâng cao mức độ bảo mật của hệ thống.