Phần mềm ERP đã xuất hiện tại Việt Nam khá lâu tuy nhiên số lượng doanh nghiệp triển khai thành công giải pháp này lại không nhiều. Theo nhiều chuyên gia đánh giá thì vẫn còn tồn tại một số rào cản khiến doanh nghiệp khó tiếp cận với ERP nhưng nguyên nhân thật sự ra sao ?
ERP là gì ?
ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning – được hiểu là Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý và tối ưu hóa tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất…). Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận nhiệm vụ phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mọi mức độ cập nhật phụ thuộc theo yêu cầu của nhà quản lý. Vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn thay đổi khi ứng dụng ERP…?
Tại sao doanh nghiệp cần ứng dụng phần mềm erp :
Những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc triển khai ERP tại Việt Nam:
1.Nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo:
Lãnh đạo thường giao cho một số bộ phận như kế toán hoặc IT để phụ trách hoàn toàn việc triển khai ERP từ khâu lựa chọn, tư vấn đến triển khai vì coi đó là một chương trình phần mềm và kế toán là khâu quan trọng nhất còn lại là công nghệ phần mềm… Sau đó khi vấp phải những khó khăn thì dễ dàng nản chí, không tỏ rõ quyết tâm, “phần mềm không tốt” nên bỏ cuộc.
Nếu lãnh đạo cao nhất mà không trực tiếp chỉ đạo dự án coi như đã 50% nắm lấy thất bại.
2. Quá coi trọng thương hiệu :
Đa số cho rằng chỉ có thương hiệu lớn mới tốt, “nếu không phải SAP, Oracle thì không phải là ERP”… Tư tưởng “sính ngoại, khinh nội” cũng là lẽ thường tình và có thể lý giải được vì sự thật là thị trường ứng dụng ERP ở Việt Nam rất nhỏ, chưa có đủ trải nghiệm nên các nhà cung cấp Việt Nam cũng chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ độ chín để tạo thương hiệu riêng cho mình. Nhưng mặt trái không kém phần gai góc của những ERP ngoại là dù được chuẩn quốc tế nhưng liệu có tương thích với các hoạt động quản lý kinh tế Việt Nam hay không? Có thể đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp hay không? Và mức chi phí về tài chính có trở thành gánh nặng vượt sức của doanh nghiệp? v.v…
3. Bỏ qua khâu tư vấn, xây dựng và thống nhất quy trình:
Ban đầu khách hàng có thể không có quy trình nào cả hoặc quy trình lộn xộn không chuẩn. Đa số khách hàng quen với cung cách sử dụng đủ các loại phần mềm phân tán và lấy phần mềm kê toán làm chủ đạo trong quản lý, ban giám đốc hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ kế toán và các báo cáo kế toán. Đến khi ứng dụng ERP chuyển sang 1 quy trình hoàn toàn mới và khác lạ, nảy sinh rất nhiều bất đồng và bỡ ngỡ. Ở mức độ thấp thì có thể điều chỉnh được nhưng nếu ở mức độ cao hơn sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tư tưởng dẫn tới việc đổ lỗi cho nhau mà không giải quyết được vấn đề. Khâu tư vấn và xây dựng quy trình là khâu hết sức quan trọng để 2 bê thống nhất và là kim chỉ nam cho cả 2 bên đồng thời làm gốc để quy trách nhiệm cho cả 2 bên.
4.Xem nhẹ yếu tố con người:
Quá xem trọng công nghệ, cho rằng công nghệ có thể thay thế con người. Dựa vào công nghệ mà xem nhẹ quy chế và trách nhiệm của người sử dụng công nghệ cũng như việc thực hiện quy trình. Trên thực tế phần mềm erp không giúp giảm nhân sự mà chỉ giúp cho việc quản lý tốt hơn, nhân sự tập trung vào làm đúng nghiệp vụ và hỗ trợ ghi nhận chứng từ nhanh chóng hơn. Yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất quyết định sự thành công.
5. Bất đồng quan điểm duy trì lâu dài trong quá trình triển khai:
Do khiếm khuyết từ khâu xây dựng quy trình nên trong quá trình triển khai sẽ phát sinh rất nhiều bất đồng không nằm trong hợp đồng cũng như trong kịch bản dự kiến. Mỗi bên đều khăng khăng giữ quan điểm của mình nhất là khách hàng đòi hỏi theo ý mình và nhà cung cấp không thể chấp nhận do không đúng quy trình hoặc việc tùy biến sẽ phát sinh nhiều chi phí mà khách hàng không chịu. Nhiều khi nhà cung cấp vì quá chiều khách hàng mà chỉnh sửa làm chệch hướng hoàn toàn hoặc làm quy trình phi chuẩn dẫn tới những hậu quả khôn lường.
6. Không ý thức được khó khăn phát sinh về tài chính và công việc:
Vì những quy trình của mỗi doanh nghiệp rất phức tạp và việc áp dụng cho từng quy trình sẽ có những phát sinh mới mà doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp chưa thể lường hết được. Với những phát sinh đó thì thường là doanh nghiệp phải chịu các chi phí tùy biến nhưng lại không đủ nguồn lực để theo đuổi dự án dẫn tới tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.