Trang chủ Tin Công nghệ 5 chiến lược giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng 2022

5 chiến lược giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng 2022

Những năm trở lại đây, chúng ta đều đã được chứng kiến những gián đoạn trong chuỗi cung ứng xảy ra ở tất cả các ngành công nghiệp. Việc thiếu nguyên liệu gây ra những rắc rối không nhỏ cho quá trình sản xuất. Cũng từ đó mà quản lý rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng được biết đến như một hoạt động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.

 

  • Thắt chặt quan hệ với đối tác

Chuỗi cung ứng gồm nhiều bên liên quan như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận tải, khách hàng,… Do đó, giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cải thiện quan hệ với đối tác trong chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất nhãn hiệu tư nhân FedUp Foods có trụ sở tại Marshall, Bắc Carolina tồn tại dựa vào mối quan hệ kinh doanh thân thiết với các nhà cung cấp lâu đời. Theo CEO của FedUp, Zane Adams, việc trao đổi hàng hóa dư thừa để lấy hàng tồn kho với giá thấp giúp công ty tồn tại trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng.

Công ty của Adams đã đổi một sản phẩm của công ty để lấy giấy vệ sinh từ đối tác trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra. “Đây là một trong những lý do để duy trì mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp”, Adams nói thêm.

Điều nên làm của doanh nghiệp trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng là duy trì các giá trị hợp tác và thắt chặt mối quan hệ với đối tác để cùng nhau tồn tại và phát triển.

  • Tìm nguồn cung ứng vật tư thay thế để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng

Một số loại máy móc trong dây chuyền sản xuất, ví dụ như hệ thống độc quyền hay được thiết kế chuyên biệt, đòi hỏi chính nhà sản xuất phụ tùng gấp cung cấp. Tuy nhiên, đối với một số hàng hóa thiết bị khác, nguồn cung ứng vật tư thay thế là đa dạng hơn.

Đa dạng hóa cơ sở cung cấp của bạn là quá trình đảm bảo rằng nếu các vấn đề phát sinh ở một địa điểm cụ thể, bạn có đúng người ở đúng nơi để khắc phục. Ví dụ, nếu chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ bị gián đoạn do thiếu lao động, việc tìm kiếm một nhà cung cấp cũng có nhà máy ở nước ngoài có nghĩa là bạn sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng lao động. Nếu bạn không chắc cơ sở cung ứng của mình đa dạng như thế nào, hãy nhấc điện thoại của doanh nghiệp và liên hệ với các nhà cung cấp của bạn để tìm hiểu kế hoạch dự phòng của họ là gì và chuỗi cung ứng của chính họ đa dạng như thế nào.

  • Lên kế hoạch

Việc có thêm số lượng hàng hóa, có thể là thành phẩm, bộ phận và linh kiện, hoặc thậm chí là nguyên liệu thô, sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại được sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai. Bạn cũng nên cân nhắc dự trữ trước những thời điểm trong năm khi chuỗi cung ứng có nhiều khả năng bị gián đoạn, chẳng hạn như thời kỳ cao điểm hoặc thời kỳ mà các yếu tố môi trường, như bão hoặc lũ lụt, có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của bạn.

Theo Bill Thayer là CEO của Fillogic, một đơn vị logistics cho các nhà bán lẻ tại New York cho biết. ” Đại dịch covid đã khiến chúng tôi đúc rút ra một điều đó là cần Lên kế hoạch cho mùa cao điểm trước một năm”, Thayer chia sẻ với InC. 

Một chiến lược quản lý rủi ro chuỗi cung ứng phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng khi lập kế hoạch dự phòng là mô hình quản lý rủi ro PPRR. “PPRR” là viết tắt của:

  • Prevention – Phòng ngừa : thực hiện các biện pháp để giảm tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng trước khi nó xảy ra.
  • Preparedness – Chuẩn bị sẵn sàng : lập một kế hoạch dự phòng nếu tình huống khẩn cấp của chuỗi cung ứng xảy ra.
  • Response – Ứng phó : thực hiện kế hoạch dự phòng khi xảy ra gián đoạn.
  • Recovery – Phục hồi : tiếp tục hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.

Khi bạn lập kế hoạch, hãy cân nhắc phân chia các chiến lược của mình theo bốn khái niệm này để bạn có thể dễ dàng quản lý kế hoạch dự phòng của mình và liên tục kiểm tra và đo lường thành công của nó.

  • Chú trọng công tác bảo trì để tránh gián đoạn sản xuất

Trên thực tế, theo một báo cáo năm 2016 từ Aberdeen Research, thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch trong sản xuất có thể khiến một công ty tiêu tốn tới 260.000 đô la mỗi giờ.

Trong doanh nghiệp có 2 phương pháp bảo trì được sử dụng đó là:

Bảo trì phản ứng

Bảo trì phản ứng (còn được gọi là bảo trì sửa chữa hoặc bảo trì khắc phục) là việc thực hiện khôi phục, sửa chữa thiết bị, máy móc đã hư hỏng, mắc lỗi về trạng thái hoạt động bình thường. Điểm cộng của chiến lược bảo trì này là doanh nghiệp có thể vắt kiệt toàn bộ giá trị của loại máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro về sự cố nhiều loại máy móc, hay thậm chí là toàn bộ dây chuyền bị phá hủy. Điều này có thể còn tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí thay thế hoặc sửa chữa sớm. Ngay cả khi đó chỉ là một ổ trục nhỏ, sự cố mà nó gặp phải cũng khiến toàn bộ năng lực sản xuất của doanh nghiệp giảm xuống. Và viễn cảnh tồi tệ nhất đối với bất cứ một doanh nghiệp nào trong ngành sản xuất chính là thời gian ngừng hoạt động đột xuất.

Bảo trì dự đoán dựa trên ứng dụng IIoT

Bằng việc áp dụng những tiến bộ trong công nghệ IIoT, bảo trì dự đoán dựa trên dữ liệu lịch sử và thời gian thực được thu thập thông qua các cảm biến để cung cấp bức tranh chân thực và chính xác nhất về tình trạng hoạt động máy trong thời gian thực.

Dữ liệu phân tích này cho phép bộ phận bảo trì của doanh nghiệp lập lịch các nhiệm vụ bảo trì “đúng lúc”. Và đây cũng chính công nghệ mở đường cho doanh nghiệp tiến đến sản xuất thông minh.

  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng 

Phần mềm ERP là một phần không thể thiếu trong việc quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng các nhà sản xuất có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường. ERP cung cấp một cái nhìn tổng thể về tất cả các hoạt động kinh doanh, để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý bán hàng, mua hàng, lập kế hoạch nguyên vật liệu, quản lý nhà cung cấp, hãng vận chuyển, quản lý tài chính là những tính năng nổi bật trong hệ thống ERP. 

Theo Michael Larner, nhà phân tích chính tại ABI Research dự báo rằng tác động chuỗi cung ứng của COVID-19 sẽ thúc đẩy chi tiêu của các nhà sản xuất cho ERP, đạt 14 tỷ USD vào năm 2024.